Trò Chuyện Với Vĩ Nhân

Bìa trước
First News - 392 trang

“Trò chuyện với vĩ nhân” tổng hợp những câu chuyện của thiền sư Osho về 20 triết gia, nhà tư tưởng, đạo sư lỗi lạc nhất lịch sử. 

Danh sách những bậc vĩ nhân Osho bàn đến rất đa dạng: Ở phương Đông có Lão Tử, Trang Tử; phương Tây có Socrates, Pythagoras, J. Krishnamurtri, Heraclitus, những nhà lãnh đạo tôn giáo như Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Đề Đạt Ma, Jesus Christ…

Dưới ngòi bút sắc sảo của Osho, cuộc đời, tư tưởng và hành trình giác ngộ của những bậc vĩ nhân hiện lên đầy sống động. Ông kể về thời thơ ấu bất hạnh của Krishnamurti, cái chết của Socrates, cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử với Lão Tử hay khoảnh khắc chứng ngộ của ni sư Chiyono. 

Osho bình luận về tư tưởng của những nhà tư tưởng, những triết gia bằng sự hiểu biết và trải nghiệm uyên bác, nhưng đồng thời, dưới một góc nhìn giàu cảm xúc và tuyệt đối cá nhân, ông hết lời tán thưởng tư tưởng của những vị triết gia ông yêu, viết về họ đầy hài hước và sự hoan hỉ. 

Nhưng song song đó, Osho cũng thẳng thừng chê bai và chỉ ra những quan điểm ông không đồng tình ở những nhân vật được bàn đến. Chẳng hạn, Osho cho rằng những lời dạy của Krishnamurti là “quá nghiêm túc” và “chưa chạm đến trái tim con người”. Hoặc, ông bình luận về tư tưởng của Friedrich Nietzsche – triết gia người Đức: “Chúng là những ngôn từ chết; chúng không có hơi thở, không có nhịp đập của trái tim”.

Qua mỗi bài viết, Osho truyền tải đến bạn đọc những điều ông xem là “chân lý”, liên quan đến tôn giáo, thiền định, bản chất của niềm vui sống. Vị đạo sư đặc biệt ca ngợi sự hài hước trong tôn giáo, thái độ sống tự nhiên, nổi loạn hay sự hoà mình vào dòng chảy cuộc sống.  

Sách đưa ra nhiều kiến thức về thiền định: lý do ta cần thiền, ý nghĩa của sự sống và cái chết, lợi ích của thiền định đến cơ thể và tâm thức mỗi người, thông qua những lời giảng giải đơn giản với ngôn từ dễ hiểu của Osho về sự bình an, lòng trắc ẩn, sự minh triết, v.v... và những câu chuyện thực tế về cuộc đời và hành trình giác ngộ của các vĩ nhân như Bồ Đề Đạt Ma, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Socrates v.v...

Những điều này, thật đáng ngạc nhiên, khiến người đọc liên hệ mạnh mẽ đến cuộc sống hiện đại, vốn ngày một nhiều bất trắc, xung đột và khó lường. Đâu đó, Osho khuyến khích (hoặc tiếp sức) cho chúng ta không ngừng đấu tranh và làm mới chính mình, thừa nhận những nghịch lý đồng thời trân trọng những vẻ đẹp mà cuộc đời ban tặng. 

“Cuộc sống giống như bài thơ hơn là một món đồ ngoài chợ, nó phải giống như một bài thơ, một ca khúc, một vũ điệu, một bông hoa ven đường, bung nở tự nhiên, gửi hương cho gió, không hướng tới bất kỳ ai, chỉ đơn giản tận hưởng chính mình, được là chính mình”, ông nói.

 

Các trang được chọn

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU
5
KAHLIL GIBRAN
114
HERACLITUS
147
KABIR
195
KRISHNA
222
J KRISHNAMURTI
235
LÃO TỬ
256
MEERA
288
FRIEDRICH NIETZSCHE
301
PYTHAGORAS
317
RABIYA ALADABIYA
338
JALALUDDIN RUMI
344
HAKIM SANAI
359
SOCRATES
376
LỜI KẾT
389
Bản quyền

Thuật ngữ và cụm từ thông dụng

Giới thiệu về tác giả

- Tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931, tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ

- 1951: Học Đại học Hatkirini và sau đó là Đại học Jain tại Jabalpur

- 21-13-1953: Chứng ngộ

- 1955: Tốt nghiệp khoa Triết, Đại học Jain và lấy bằng M.A Triết tại Đại học Sagar năm 1957

- 1958: Giảng dạy triết học tại Đại học Jabalpur và thực hiện những cuộc thuyết giảng trong cộng đồng

- 1962: Thành lập những trung tâm Thiền đầu tiên ở vùng quê nơi ông sinh sống và nổi tiếng như một người khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” (Jivan Jagruti Adolan)

- 1966: Ngừng giảng dạy đại học, dành toàn bộ thời gian cho việc thuyết giảng tâm linh. Lúc này, người ta biết đến ông với tên gọi mới: Acharya Rajneesh - 1970: Giới thiệu phương pháp Thiền Năng động, hay còn gọi là Thiền Động, Thiền tích cực (Active Meditation). Chuyển đến Mumbai tháng 12/1970 - 1974: Chuyển từ Mumbai đến Pune, thành lập Trung tâm tu học rộng 24.000 m2 với khoảng 50.000 người theo học -1980: Bị một tín đồ Ấn Độ giáo đâm bị thương. Sức khỏe ông bị suy giảm

- 1981: Đến Mỹ chữa bệnh, thành lập một làng tu học rộng 260 km2 tại bang Oregon. Vào thời kỳ cao điểm, có 200.000 hội viên và 600 trung tâm tu học theo tinh thần của Osho trên toàn thế giới.

- 1987: Bị trục xuất khỏi Mỹ

-1989: Chính thức lấy tên Osho

-1990: Mất ngày 19/01/1990 tại thành phố Pune, Ấn Độ.

Bạn có thể vươn đến đỉnh cao nếu sống một cuộc đời đơn chiều, nhưng chỉ là một đỉnh cao mà thôi. Còn tôi lại muốn bạn trở thành cả dãy Himalaya với muôn trùng đỉnh cao. Con người đơn chiều đã thất bại. Anh ta không thể tạo ra một hành tinh đẹp đẽ, không thể tạo ra thiên đường trên chính mặt đất. Anh ta đã thất bại, hoàn toàn thất bại! Anh ta có thể tạo ra một vài con người tuyệt vời nhưng không thể chuyển hóa, cũng như không thể nâng cao tâm thức của toàn thể nhân loại. Đâu đó chỉ mới có một vài cá thể đạt đến sự khai ngộ. Thế cũng chẳng giúp ích được gì. Chúng ta cần có thêm nhiều người được khai sáng hơn nữa, và khai sáng theo con đường ba chiều. Đó là định nghĩa của tôi về con người mới.


Thông tin thư mục